Các thuộc tính của chính phủ Các_dạng_chính_phủ

Ngoài các phân loại chính thức, việc xét đến các loại chế độ bằng việc nhìn vào các đặc tính tổng quát của thể chế nhà nước cũng quan trọng.[2]:

  1. Có tính truyền thống (thị tộc hay huyết thống) hay hiện đại (chế độ quan liêu)
  2. Có tính cá nhân chủ nghĩa (Bắc Triều Tiên) hay không có cá tính riêng (Đức)
  3. Thuộc Chế độ cực quyền (Đức quốc xã), chủ nghĩa độc đoán (Zimbabwe) hay dân chủ (Bỉ)
  4. Do bầu cử (Hoa Kỳ) hay kế thừa (Brunei)
  5. Bầu cử trực tiếp (Mêhicô) hay gián tiếp (Hoa Kỳ)
  6. Không thuộc tôn giáo (European Union) có liên quan đến tôn giáo (Iran)
  7. Có hệ thống tam quyền phân lập (Ấn Độ) hay không có (Peru thời Alberto Fujimori)
  8. Thuộc chế độ Nghị viện (Hy Lạp) hay Tổng thống (Mỹ) hay Quân chủ (Anh)
  9. Số người trong bộ phận hành pháp (Thụy Sĩ có 7, Pháp 2, Mỹ 1)
  10. Thành phần trong bộ máy lập pháp (chuyên quyền, độc viện, hay lưỡng viện)
  11. Số liên minh hay số thành viên lập pháp do đảng chỉ định trong quốc hội.
  12. Liên bang (Argentina) hay nhất thể (Pháp, Trung quốc)
  13. Nguyên tắc của hệ thống bầu cử
    1. Đa số tương đối (nhiều phiếu nhất thì thắng cử) (Anh)
    2. Đa số quá bán, gồm cả bầu cử vòng hai (Argentina)
    3. Siêu đa số (thường từ 55% đến 75%)
    4. Nhất trí hoàn toàn (100% phiếu) (như ban lãnh đạo một công ty)
  14. Loại hình hệ thống kinh tế
  15. Các nền văn hóa hay ý thức hệ thịnh hành
  16. Năng lực thể chế mạnh (Mỹ) hay năng lực yếu
  17. Hợp pháp hay không hợp pháp (như Rumani cộng sản trước đây)
  18. Chính phủ có thực quyền hay danh nghĩa
  19. Có chủ quyền (Mỹ), bán chủ quyền (Puerto Rico) hay không có chủ quyền (Chechnya)
  20. Có tính kỳ thị chủng tộc (Rhodesia) hay không có.